Kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp
Kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp không giống nhiều kỹ thuật khác trong cầu lông. Kỹ thuật này đòi hỏi người chơi phải có kinh nghiệm lâu năm. Hay kể cả khi bạn là người chơi cầu lông lâu năm thì cũng chưa chắc đã áp dụng tốt kỹ thuật này.
Đó là bởi ngoài việc nắm vững kỹ thuật, bạn cũng cần có lối chơi thông minh và cả chút “lanh” để có thể lừa được đối thủ. Kỹ thuật này đặc biệt được huyền thoại cầu lông thế giới Lin Dan yêu thích và áp dụng rất nhiều.
Kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp không hẳn là kỹ thuật gì khó nhằn, mà giống như một “mẹo” để đánh lừa đối thủ hơn. Vì thế mà tùy theo kinh nghiệm chơi cũng như lối chơi của mỗi người để thực hiện.
Để thực hiện động tác đánh 2 nhịp, người chơi chỉ cần giả vờ đưa vợt ra để đánh nhưng thụt lại chờ cầu gần tới mặt vợt rồi vung vợt đánh.
Xem thêm: Tổng hợp các luật chơi cầu lông giúp bạn không bị mất điểm đáng tiếc
Sử dụng cách đánh 2 nhịp - Nên hay không nên?
Giống như các kỹ thuật nâng cao khác trong cầu lông, kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp cũng có những ưu điểm và hạn chế:
Ưu điểm
- Thực hiện cách đánh này bạn sẽ khiến đối phương bất ngờ và họ sẽ rơi vào thế bị động. Đó là bởi họ tưởng đã đoán được đường cầu của bạn nhưng cuối cùng lại không phải. Và vì đã nhanh chóng di chuyển đến vị trí cầu rơi mà họ phán đoán sai trước đó nên họ sẽ không đỡ được đường cầu thực sự của bạn.
- Khống chế điểm hiện tại.
- Đối thủ sẽ nhanh chóng muốn trả đũa. Sự nóng vội của đối thủ sẽ là lợi thế cho bạn.
Xem thêm: Kỹ thuật đánh cầu lông thuận tay và những lưu ý cần biết
Nhược điểm
- Kỹ thuật này đòi hỏi người chơi cần có kinh nghiệm thi đấu dày dặn cũng như khả năng phán đoán tốt các động tác của đối thủ.
- Người chơi thực hiện thành thục các kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản.
- Kỹ thuật này chỉ áp dụng hiệu quả khi đối thủ là người mới chơi hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm vì họ sẽ khá “amater”. Còn khi gặp đối thủ trên cơ thì sẽ rất khó dùng vì bị bắt bài.
- Kỹ thuật này áp dụng cho đánh đôi thường không hiệu quả.
Xem thêm: Cấu tạo 5 lớp của thảm cầu lông dành cho thi đấu và luyện tập
Cách chống đỡ khi bị đối thủ sử dụng kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp
Nếu không có cách chống đỡ phù hợp khi bị đối thủ sử dụng đòn đánh cầu lông hai nhịp, bạn sẽ dễ dàng mất đi kiểm soát thế trận và lao theo lối đánh của đối phương. Hãy tỉnh táo và bình tĩnh đáp trả sẽ khiến bạn trở thành một đối thủ khó nhằn:
- Vì cách đánh cầu lông hai nhịp giống như một mẹo tâm lý, cho nên điều đầu tiên mà bạn cần giữ bình tĩnh và tránh bị tâm lý. Vì nếu bạn hoảng loạn thì đối thủ đã đạt được mục đích.
- Hãy cố gắng phán đoán động tác đối phương và nhanh chóng triển khai những lối chơi hay đường cầu đa dạng để đối thủ rơi ngược vào tình trạng “bối rối”.
- Giữ nhịp không theo lối chơi nhanh hoặc chậm của đối phương. Điều này là quan trọng nhất vì thông thường các bạn theo thói quen đánh xong quả này thì chân lập tức di chuyển ngay, đối phương biết ý định của bạn sẽ lừa được bạn. Hãy giữ lại nhịp đánh độ chờ một chút phán đoán nhanh đường cầu đánh trả đối phương rồi hãy di chuyển.
Xem thêm: Hướng dẫn cách di chuyển khi chơi cầu lông đúng kỹ thuật
Khi nào nên sử dụng kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp?
Dưới đây là một số tình huống hay để áp dụng kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp. Trước tiên bạn có thể luyện tập theo các hướng dẫn này và sau đó phát triển thêm nhiều tình huống hơn.
Trả cầu trên lưới
Bạn phông cầu đến cuối sân, phán đoán được đối phương sẽ đánh cắt cầu bỏ nhỏ gần lưới
Lúc này, bạn di chuyển hợp lý lên gần lưới, vờ đưa vợt ra định cắt cầu bỏ nhỏ trên lưới, lúc này đối phương sẽ di chuyển lên lưới để cứu quả này, bạn hãy chờ cầu gần tới hãy thụt vợt lại và đánh vụt cầu nhanh đến cuối sân.
Phát cầu (giao cầu)
Khi đối phương đang ở tư thế đánh net kill (vồ cầu, cướp cầu đánh trên lưới), bạn vờ đưa vợt ra như định phát chờ nếu đối phương có ý định vồ cầu thì sẽ lao lên, khi đó thụt vợt lại rồi phát thật, đó là phát cầu dài ra sau, sẽ khiến cho đối thủ của bạn mất thế chủ động.
Đừng bỏ qua: Tung đòn chí mạng với kỹ thuật đánh cầu lông cao sâu CỰC ĐỈNH
Ngoài 2 tình huống phổ biến trên, bạn có thể đưa ra những tình huống lừa đối phương để cắt cầu bỏ nhỏ 2 bên góc lưới. Tất nhiên là bạn cũng có thể tự tạo ra những tình huống phù hợp với lối đánh này để đa dạng thêm cho lối chơi của bạn
Lưu ý: Hãy tiết chế không nên sử dụng quá nhiều cách đánh này. Nếu gặp đối phương trên cơ hoặc đối phương sẽ biết vì có thể họ cũng rút được kinh nghiệm và không bị “lừa” nữa.
Với những hướng dẫn trên, Enlio hy vọng bạn đã phần nào nắm được các yếu tố căn bản của động tác này. Để sử dụng thành thục thì không thể thiếu những giờ tập luyện kiên trì. Chúc bạn sớm sở hữu kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp thần sầu nhé!