Tổng hợp các luật chơi cầu lông giúp bạn không bị mất điểm đáng tiếc

26/02/2022 - Tác giả:
Việt Anh
Việt Anh
Cầu lông cũng giống như các môn thể thao khác, đều có các quy định và luật lệ. Việc tuân thủ theo những điều này là vô cùng quan trọng. Sẽ thật đáng tiếc nếu như bạn để mất điểm chỉ vì phạm phải những lỗi trong luật chơicầu lông. Hãy theo dõi bài viết dưới đây và ghi nhớ những luật này nhé!

Cầu lông cơ bản là bộ môn thể thao đối kháng, do đó cần phải có luật lệ để giúp người chơi dễ dàng tính điểm, phân chia thắng bại. Việc tính điểm không chỉ phụ thuộc vào số lần cầu chạm sân của đối phương mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do đó người chơi cần nắm rõ luật cầu lông cơ bản trong thi đấu để có thể dễ dàng tính điểm cũng như thêm phần tự tin khi thi đấu. Dưới đây là một số điều luật cơ bản của môn cầu lông mà bạn nên nắm rõ: 

1. Kích thước sân và thiết bị trong luật cầu lông

Theo quy định của  Badminton World Federation - BWF (Liên đoàn Cầu lông Thế giới), sân cầu lông đánh đơn có kích thước:

  • Chiều dài: 13,4 mét
  • Chiều rộng: 5,18 mét
  • Độ dài đường chéo: 14,3 mét

Ngoài kích thước, Bộ luật cầu lông cũng có một số các quy định khác về mặt sân, vạch kẻ và lưới trong sân, bao gồm:

Sân cầu lông thường là thảm nhựa màu xanh lá, có độ dày tùy loại từ 4.5mm đến 5.0 mm. Đặc biệt, bề mặt thiết kế sân phải có độ nhám nhằm chống trơn trượt.

Các đường biên và vạch kẻ phải dễ nhìn và dễ phân biệt, tốt nhất nên được sơn bằng màu trắng hoặc màu vàng. Các đường kẻ này có độ dày quy định là 40 mm.

Kích thước sân theo luật thi đấu cầu lông

Kích thước tiêu chuẩn của sân cầu lông theo luật thi đấu cầu lông

Cột lưới phải cao 1,55 mét tính từ mặt sàn và có độ chắc chắn. Phụ kiện và cột lưới không được đặt vào trong sân. Không phân biệt là sân đánh đôi hay đánh đơn, cột lưới luôn được đặt trên đường biên dọc ngoài cùng của sân đánh đôi.

Lưới phải rộng 760 mm và dài tối thiểu 6,1 mét. Phần trên của lưới được viền bằng băng trắng dày 75 mm. Độ cao treo lưới quy định là 1,55 mét ở biên dọc sân đánh đôi và 1,524 mét ở phần trung tâm.

Đỉnh lưới được nẹp bằng kẹp trắng phủ đôi lên dây lưới. Dây lưới hoặc dây cáp lưới phải được căng chắc chắn, ngang bằng với đỉnh hai cột lớn.

Tìm hiểu thêm: Thảm cầu lông nào được sử dụng nhiều nhất cho luyện tập và thi đấu chuyên nghiệp?

2. Vợt trong các luật chơi cầu lông

Ngoài mặt sân thì trong luật thi đấu cầu lông cũng quy định rất cẩn thận về vợt cầu lông.

Vợt cầu lông có chiều dài tối đa 680mm và chiều rộng tối đa là 230mm. 

Khu vực đan lưới: Phải bằng phẳng gồm các dây đan xen kẽ, đồng nhất. Kích thước của khu vực đan lưới sẽ có 280mm tổng chiều dài và 220mm tổng chiều rộng.

vợt tiêu chuẩn theo luật thi đấu cầu lôngVợt tiêu chuẩn theo luật thi đấu cầu lông

Chú ý: Không được gắn thêm các phụ kiện làm vợt vượt quá tổng chiều dài và làm vợt nhô ra. Ngoại trừ những vật dụng chỉ dùng để ngăn sự mài mòn hay chấn động như quấn ván, bọc đầu vợt.

Xem thêm: Hướng dẫn chọn vợt cầu lông cho người mới chơi

3. Cách bắt đầu một trận đấu cầu lông trong luật cầu lông

Một trận đấu cầu lông trước khi bắt đầu sẽ phải xác định xem bên nào được giao cầu cũng như chọn sân trước. Việc này sẽ được xác định bằng cách trọng tài sẽ tiến hành tung đồng xu. Các luật chơi cầu lông sẽ cho phép người chọn đúng mặt đồng xu sẽ được quyền quyết định:

  • Bên nào sẽ là bên giao cầu trước

  • Phần sân thi đấu ở ván đầu tiên

Bên thua sẽ nhận được các lựa chọn còn lại.

4. Cách tính điểm trong luật chơi cầu lông

Các luật chơi cầu lông quy định: Một trận đấu sẽ được diễn ra theo thể thức 3 ván thắng 2. Bên nào cán mốc 21 điểm trước sẽ là người chiến thắng.

Bên chiến thắng một pha cầu sẽ ghi thêm 1 điểm vào tổng số điểm của mình. Một bên sẽ giành điểm trong pha cầu khi đối thủ phạm lỗi trong quá trình đánh hoặc khi họ không thể đánh trả (cầu chạm mặt sân).

Nếu tỷ số 20 đều, bên nào ghi liên tiếp 2 điểm cách biệt sẽ chiến thắng. Nếu tỷ số 29 đều, bên nào ghi điểm thứ 30 trước sẽ chiến thắng. Bên thắng sẽ giao cầu trước ở set đấu tiếp theo.

Cách tính điểm theo luật trong thi đấu cầu lông

Theo luật thi đấu cầu lông, bên nào ghi được 21 điểm trước sẽ thắng

5. Quy định về đổi sân

Trong luật thi đấu cầu lông, hai người chơi sẽ đổi sân với nhau tại các thời điểm:

  • Sau khi kết thúc ván đấu đầu tiên.

  • Sau khi kết thúc ván đấu thứ hai với tỷ số hòa, hai người chơi bắt buộc phải đấu ván thứ 3. Lúc này, người chơi ghi được 11 điểm sẽ đổi sân theo đúng hướng dẫn luật chơi cầu lông.

Trong thi đấu cầu lông, có một trường hợp hiếm khi xảy ra đó là: việc đổi sân không được thực hiện tại các thời điểm nêu trên. Khi xảy ra tình trạng này thì hai bên lập tức đổi sân ngay lúc phát hiện sự cố. Tuy nhiên, việc đổi sân cần phải được thực hiện khi cầu đã không còn ở trong cuộc chơi. Tỷ số điểm lúc này vẫn được giữ nguyên.

6. Giao cầu đúng 

Luật phát cầu trong thi đấu cầu lông quy định: Khi đầu vợt chuyển động về phía sau của người giao cầu, bất kỳ trì hoãn nào cho việc giao cầu được xem là bất hợp lệ.

Người giao và nhận cầu đứng chéo nhau trong phạm vi ô sân mà không được chạm đường biên.

Trước khi quả cầu được đánh đi, một phần hai chân của người giao và nhận đều phải chạm đất.

Tại thời điểm mặt vợt được đánh đi, toàn bộ quả cầu phải dưới thắt lưng người giao cầu.

Khi đánh cầu, thân vợt của người giao cầu phải luôn hướng xuống dưới.

luật phát cầu trong thi đấu cầu lông

Luật phát cầu trong thi đấu cầu lông quy định cầu phải dưới thắt lưng người giao cầu trước khi được phát đi 

Vợt của người giao cầu phải chuyển động liên tục, không có bất kỳ sự trì hoãn nào kể từ lúc vung vợt cho đến lúc cầu được phát đi.

Đường đi của cầu sẽ từ dưới vượt qua lưới và rơi vào ô người nhận cầu.

Theo luật mới của BWF khi giao cầu, vợt phải đặt thấp hơn hoặc bằng 1.15m tính từ mặt sân trở lên. Sẽ có trọng tài giao cầu giám sát chiều cao pha giao cầu mỗi khi vận động viên phát cầu. Đối với các giải phong trào không có trọng tại giao cầu, đa số sẽ quy định điểm giao cầu cho phép là từ dưới thắt lưng người giao trở xuống.

Chú ý: Đối với thi đấu cầu lông đánh đôi, đồng đội người giao cầu có thể đứng ở bất kỳ vị trí nào bên phần sân của mình, miễn không che mắt người giao và nhận cầu của đối phương.

Hướng dẫn luật thi đấu cầu lôngTrong đánh đôi, có thể giao cầu ở bất kỳ vị trí nào miễn là không cản trở tầm nhìn của người nhận cầu

Xem thêm: Hướng dẫn cách di chuyển khi chơi cầu lông đúng kỹ thuật

7. Các lỗi trong luật thi đấu cầu lông

Một pha giao cầu sẽ được tính là lỗi nếu như giao cầu không đúng luật hoặc quả cầu bị mắc, giữ lại trên lưới, không qua lưới hoặc chạm trần, chạm vào người hoặc quần áo vận động viên (VĐV).

Quả cầu bị dính trên vợt, được đánh hai lần tiên tiếp bởi cùng một vận động viên (quả cầu chạm vào đầu vợt và khu vực đan lưới với cùng một cú đánh thì không coi là lỗi). 

Nếu một VĐV chạm thân, quần áo, vợt vào lưới hoặc các phụ kiện đỡ lưới. Xâm phạm sân đối phương bằng vợt hay thân. Xâm phạm sân đối phương ở dưới lưới khiến đối phương mất tập trung hoặc cản trở đối phương.

Những pha bỏ nhỏ dễ khiến người chơi phạm phải lỗi chạm lưới nhất

Một lỗi rõ ràng không cần phải bàn cãi

Xem thêm: Huyền thoại Nguyễn Tiến Minh bật mí cách chọn giày chơi cầu lông cực chuẩn

8. Luật chơi cầu lông: Giao cầu lại

Trọng tài chính sẽ là người quyết định khi nào được giao cầu lại. Giao cầu lại xảy ra khi ả 2 bên đều phạm lỗi khi giao cầu. Hoặc sau khi cầu được đánh trả, quả cầu bị mắc trên lưới và bị giữ lại.

Quả cầu bị bung ra, đế và cầu tách rời hoàn toàn. 

Một trong hai VĐV bị mất tập trung bởi huấn luyện viên của đối phương, hoặc một trường hợp không lường trước.

Khi một pha giao cầu lại được thực hiện, lần giao cầu vừa rồi sẽ không tính, VĐV nào vừa giao cầu sẽ giao cầu lại.

9. Các luật chơi cầu lông: Cầu ngoài cuộc

Một quả cầu ngoài cuộc là khi cầu chạm vào lưới hay cột lưới và bắt đầu rơi xuống mặt sân phía bên này lưới của người đánh. Chạm mặt sân hoặc xảy ra một "Lỗi" hay "Giao cầu lại".

Làm đối phương mất tập trung bằng cử chỉ hoặc la hét hay bất kỳ hình thức nào khác làm ảnh hưởng đến tiến độ trận đối, gián đoạn trận đấu.

Xem thêm: Cách chơi cầu lông đôi và một số lỗi thường gặp

10. Các luật chơi cầu lông: Thi đấu liên tục, lỗi tác phong, đạo đức và hình phạt

Thi đấu cầu lông phải tiến hành liên tục từ quả giao cầu đầu tiên cho đến khi trận đấu kết thúc. Các quãng nghỉ không quá 60 giây trong một ván khi một bên ghi được 11 điểm. Không quá 120 giây giữa các ván đấu (trừ trường hợp trận đấu phát sóng tùy theo thời lượng chương trình).

Ngừng thi đấu: Xảy ra khi xuất hiện những trường hợp nằm ngoài tầm kiểm soát của VĐV. Lúc này, trọng tài chính cho ngừng thi đấu một khoảng thời gian để suy xét. Tỷ số hiện có giữ nguyên và sẽ tiếp tục lại ở tỷ số đó.

Trì hoãn trận đấu: Chỉ có trọng tài chính được quyền quyết định trì hoãn. 

Các luật chơi cầu lông cho người mới chơi

Trọng tài sẽ xem xét và đưa ra các quyết định theo luật thi đấu cầu lông

Lưu ý: Nghiêm cấm dùng quyền này để giúp VĐV hồi phục thể lực hay nhận sự chỉ đạo của HLV.

Chỉ đạo và rời sân: Trong một trận đấu, VĐV chỉ được phép nhận chỉ đạo từ huấn luyện viên khi cầu không còn trong cuộc. Ngoài ra, trước khi có sự cho phép của trọng tài và các quãng nghỉ thì VĐV cũng không được phép rời sân.

Một VĐV không được phép cố tình gây trì hoãn hoặc ngừng thi đấu, cố tình sửa hoặc phá hỏng quả cầu. Có tác phong hay thái độ xúc phạm, phạm lỗi tác phong đạo đức trong cầu lông.

Trọng tài chính sẽ áp dụng luật đối với bất cứ vi phạm nào bằng cách: cảnh báo, phạt lỗi nếu đã cảnh báo trước đó. Nếu vi phạm liên tục, trọng tài chính sẽ phạt lỗi và báo ngay với tổng trọng tài, người duy nhất có quyền truất suất quyền thi đấu của VĐV.

Xem thêm: Những luật thi đấu cầu lông đơn bạn nên nắm vững

Xem video dưới đây sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn về những lỗi cơ bản trong luật thi đấu cầu lông

Tổng kết lại, các quy tắc trong luật thi đấu cầu lông không quá khó hiểu. Khi chơi hoặc khi tập luyện thì các bạn chỉ cần chú ý những lỗi căn bản và tránh phạm phải. ENLIO.VN hy vọng bài viết này đã cung cấp các luật chơi cầu lông giúp bạn tự tin hơn trong những buổi tập luyện và thi đấu đầu tiên.

Xem thêm: Giá thảm sân cầu lông


Việt Anh
Việt Anh

Chuyên gia vận hành sân bóng đá và công trình thể thao

2 bình luận, đánh giá về Tổng hợp các luật chơi cầu lông giúp bạn không bị mất điểm đáng tiếc

MDMinh Dương

Ad cho mình hỏi trường hợp nào là cầu không trong cuộc ạ?

Trả lời.
Thông tin người gửi

AadminQuản trị viên

Xin chào anh Minh Dương ạ, với câu hỏi của anh Enlio xin được tư vấn như sau: Cầu không còn trong cuộc khi: Chạm lưới và lại vướng hoặc treo (dính) trên đỉnh lưới; Khi quả cầu đánh đi chạm vào lưới hoặc cọc lưới và bắt đầu rơi thẳng xuống phía sân người đánh cầu; Chạm sân hoặc phạm lỗi; Mỗi (lỗi) hoặc “giao cầu lại”. Cảm ơn anh nhiều ạ!

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.07443 sec| 1022.57 kb