Tại sao cần có kích thước sân cầu lông chuẩn?
Theo Liên đoàn Cầu lông thế giới (Badminton World Federation - BWF), trong các giải đấu, bất kể là nghiệp dư hay chuyên nghiệp thì tiêu chí đầu tiên BẮT BUỘC phải đáp ứng đó chính là kích thước sân cầu lông chuẩn.
Với các vận động viên hay với những người muốn chơi lên đội tuyển hay thi đấu giải thì việc tập luyện trên sân cầu cầu lông có kích thước chuẩn là vô cùng quan trọng. Giống như các kỹ thuật khi tập nhiều sẽ trở thành một phản xạ, việc tập luyện thường xuyên trên các sân có kích thước chuẩn sẽ tạo ra “cảm giác chân”.
Họ biết nên tiến bao bước, lùi bao bước để chân không chạm vạch. Và như thế, nếu có bất kỳ sự thay đổi nào khác với chuẩn mực sẽ gây khó khăn cho người chơi.
Bên cạnh đó, kích thước sân cầu lông chuẩn cũng sẽ giúp trận đấu diễn ra theo đúng quy định, đảm bảo công bằng cho mọi người chơi.
Trên thực tế, khi chơi cầu lông để giải trí hoặc rèn luyện sức khỏe thì chúng ta không cần thiết phải có cho mình sân cầu lông có kích thước đạt chuẩn.
Xem thêm: Những luật thi đấu cầu lông đơn bạn nên nắm vững
Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn
Theo thể thức của bộ môn cầu lông, sẽ có hai nội dung là đánh đơn và đánh đôi. Do đó, kích thước sân cầu lông cũng được chia làm hai loại: kích thước sân cầu lông đơn và kích thước sân cầu lông đôi.
Cụ thể, kích thước sân cầu lông chi tiết của từng loại sân này được quy định như sau:
Kích thước sân cầu lông đơn
Căn cứ theo quy định của Liên đoàn Cầu lông thế giới, kích thước sân cầu lông đánh đơn đạt chuẩn quốc tế là một hình chữ nhật và bao gồm các thông số sau:
- Chiều dài sân cầu lông đơn: 13.40m
- Chiều rộng sân cầu lông đơn: 5.18m
- Độ dài đường chéo sân: 14.30m
- Tổng diện tích sân cầu lông: 69.412 m2
Kích thước sân cầu lông đôi
Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) quy định kích thước sân cầu lông đôi đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế như sau:
- Chiều dài sân đánh đôi: 13.40m
- Chiều rộng sân cầu lông đôi: 6.1m
- Độ dài đường chéo sân: 14.70m
- Độ dày của đường biên bằng 4cm và thường được kẻ bằng màu trắng hay màu vàng (dễ phân biệt với màu nền của sân)
Lưu ý: kích thước sân cầu lông (cả đơn và đôi) sẽ được tính từ mép ngoài của đường biên này đến mép ngoài của đường biên kia.
Ở Việt Nam hay như cả một số nước, kể cả bên châu Âu, người ta thường thiết kế một sân tổng hợp dùng cho cả đánh đơn và đánh đôi (áp dụng cho cả tập luyện lẫn thi đấu). Việc này là để tiết kiệm hơn diện tích cũng như không hề có sự ảnh hưởng đến chất lượng của sân cũng như việc tập luyện của vận động viên.
Ngoài các kích thước trên thì một sân cầu lông đạt tiêu chuẩn thi đấu còn phải đáp ứng một số quy định:
- Phần trên không của sân (chiều cao của sân) thấp nhất là 9m, các khoảng trống xung quanh sân rộng tối thiểu là 2m và không có bất cứ vật cản nào.
- Đối với hai sân cầu lông cạnh nhau thì khoảng cách giữa 2 sân ít nhất phải là 2m.
- Tường bao xung quanh sân cầu lông tốt nhất là màu sẫm và sân phải kín không được để gió luồn vào.
Tự vẽ sân cầu lông đẹp chuẩn
Dựa theo các thông số tiêu chuẩn của kích thước sân cầu lông, bạn hoàn toàn có thể tự vẽ được các vạch kẻ cũng như đường biên. Chỉ cần chuẩn bị vài dụng cụ đơn giản và một khoảng sân trống là bạn cũng có thể tự tạo được một sân cầu lông có kích thước chuẩn. Tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây của chúng tôi nhé!
Chuẩn bị dụng cụ
- Một thước dây có chiều dài 30m hoặc 50m.
- Vài cuộn băng dính dán được nền sân.
- Một xô nước vôi hoặc sơn (tốt nhất là màu trắng hoặc vàng)
- Một con lăn sơn loại nhỏ hoặc cây chổi quét sơn nhỏ.
Cách vẽ sân cầu lông kích thước chuẩn
Bước 1: Khảo sát mặt sân
Lựa chọn vị trí làm sân cầu lông đảm bảo được các tiêu chí sau:
- Mặt sân phải bằng phẳng không dốc, không gồ ghề, không có hố nhỏ
- Kích thước mặt phẳng nhỏ nhất là 17.4m x 10.1m (dài x rộng)
- Đo khoảng trống xung quanh sân rộng ít nhất 2m.
Bước 2: Tiến hành đo đạc và kẻ
- Bạn sẽ đo các khoảng cách bằng thước dây và đánh dấu các điểm trên khung chính của sân cầu lông.
- Tạo khung cho đường kẻ trên sân bằng băng dính. Sau đó lấy sơn hoặc vôi quét thành đường biên sân.
- Tiếp tục đo và kẻ các đường nằm trong sân theo quy định về kích thước sân cầu chuẩn
Bước 3: Hoàn thành
Sau khi sơn khô, bạn sẽ bóc băng dính ra là hoàn thành công việc vẽ sân cầu lông.
Một số mẹo để có sân cầu lông đẹp:
- Trước khi sơn hãy dùng phấn kẻ nhằm tăng tính thẩm mỹ cho sân thi đấu.
- Tốt nhất là sử dụng nước sơn màu trắng hoặc vàng cho dễ nhìn.
- Trong quá trình sơn, tuyệt đối không được để mọi người giẫm chân lên những vạch kẻ. Chúng cần có thời gian để sơn khô lại.
- Theo quy định thi đấu cầu lông, bộ môn này thường được chơi trên sàn gỗ cứng hoặc thảm cao su tổng hợp được làm theo quy trình đặc biệt. Nhưng ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng sân gạch hay sân bê tông đều được.
Xem thêm: Cách tính điểm khi chơi cầu lông dễ hiểu cho người mới chơi
Các tiêu chuẩn sân cầu lông trong thiết kế
Ngoài những tiêu chuẩn về kích thước mặt sân, diện tích sân cầu lông và không gian xung quanh sân thi một sân cầu lông đạt chuẩn quốc tế còn phải đảm bảo các quy định về phụ kiện trong sân như sau:
Cột căng lưới sân cầu lông
Hai cột căng lưới phải được đặt ngay trên đường biên đôi để phục vụ cho đánh cầu lông đơn và đánh cầu lông đôi.
Cột cầu lông được chia ra làm 2 loại là:
- Cột cầu lông có bánh xe thuận tiện cho việc di chuyển và dễ dàng tháo lắp.
- Cột cầu lông xếp đa năng dành cho sân tập luyện hoặc thi đấu cầu lông chuyên nghiệp.
Hai cột lưới có chiều cao tiêu chuẩn tính từ mặt sân là 1m55. Hai cột căng lưới phải đảm bảo chắc chắn, đứng thẳng khi căng lưới lên.
Hai cột trụ cầu lông cũng như các phụ kiện đi kèm (ví dụ như ghế cầu lông) không được đặt vào trong sân mà đặt ở ngoài đường biên của sân.
Lưới cầu lông
Lưới cầu lông tiêu chuẩn có chiều rộng 0.76m và chiều dài ngang sân là 6.7m.
Lưới phải được làm bằng những sợi nilon hoặc sợi tổng hợp mềm, có độ dày đều nhau và màu đậm. Mắt lưới không lớn hơn 20mm và không nhỏ hơn 15mm.
Phần đỉnh lưới sẽ được cặp bằng nẹp trắng nằm phủ đôi lên dây lưới hoặc dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lưới phải nằm phủ lên dây lưới hoặc dây cáp lưới.
Luật cầu lông quốc tế cũng quy định, không được để khoảng trống giữa lưới và hai cột lưới. Vị trí lưới phải được két sát vào thân trụ cầu lông.
Đường biên trên sân cầu lông
Liên đoàn cầu lông Quốc tế quy định, sân cầu lông tiêu chuẩn sẽ chứa các đường kẻ chuẩn dành cho cả người chơi đơn và chơi đôi. Trong đó:
Sân cầu lông đánh đôi được chỉ định bởi các đường kẻ bên ngoài.
Sân cầu lông đánh đơn sử dụng đường kẻ bên trong.
Ý nghĩa các vạch kẻ trên sân cầu lông:
Baseline: Là đường biên tại cuối mỗi bên sân, nó song song với lưới và chiều dài của đường này là toàn bộ chiều rộng của sân cầu lông.
Center line: Là đường vạch vuông góc với lưới, chia 2 phần sân giao cầu cho mỗi bên trái và phải.
Short service line: Là vạch giao cầu ngắn, cách lưới khoảng 2m. Thao tác giao cầu hợp lệ cần tối thiểu đi đến vạch này.
Doubles Sideline: Là một đường thẳng, kết hợp với đường biên tại cuối mỗi sân để tạo thành các đường ranh giới bên ngoài của sân cầu lông.
Long Service Line: Là vạch giao cầu dài. Khi giao cầu, bạn không được để cầu đi quá vạch này.
Trong pha giao cầu, cầu phải rơi trong khoảng giữa vạch giao cầu ngắn và vạch giao cầu dài trên sân đối thủ mới được tính là hợp lệ.
Trên đây là một bài viết hoàn chỉnh tổng hợp tất cả các kiến thức về Kích thước sân cầu lông chuẩn được quy định bởi Liên đoàn Cầu lông thế giới. ENLIO.VN hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn trực quan và dễ hiểu hơn về thiết kế sân cầu lông.
Ngoài ra, ENLIO cũng cung cấp thảm cầu lông chuyên dụng chất lượng cao và gói thi công sân cầu lông từ A - Z. Nếu bạn có nhu cầu, bạn có thể tham khảo các mẫu thảm cầu lông hoặc liên hệ với chúng tôi.