Tìm hiểu về cấu trúc cổ tay
Trong giải phẫu cơ thể người, cổ tay là cấu trúc phức tạp nhất gồm nhiều xương và các mô mềm (bao gồm gân, dây chằng, dây thần kinh và mạch máu). Cụ thể, cổ tay được cấu tạo gồm các phần chính như:
Xương cổ tay
Cổ tay con người được cấu tạo bởi 8 xương nhỏ kết hợp với hai xương dài ở cẳng tay là xương quanh và xương trụ. Các xương cổ tay bao gồm xương cẳng tay, xương quanh cổ tay và xương bàn tay.
Khớp cổ tay
Ở cổ tay và khu vực xung quanh, có một số bộ khớp. Các khớp này khác nhau về loại và có chuyển động khác nhau. Tuy nhiên các khớp này có một sự liên kết nhất định để hỗ trợ chuyển động và khả năng vận động của tay.
Các khớp ở cổ tay bao gồm:
- Khớp quay trụ dưới: Khớp hỗ trợ sự ổn định và cho phép xoay cẳng tay.
- Khớp xương quay: đây là một trong những khớp chính của cổ tay. Khớp có thể hỗ trợ nhiều hoạt động như: uốn cong về phía sau và phía trước, chuyển động từ bên này sang bên kia và chuyển động tròn.
- Khớp giữa khối xương cổ tay
- Khớp chứa các đặc điểm của khớp lồi cầu (condyloid joint) và khớp mặt (gliding joints). Các khớp mặt cho phép xương di chuyển lên, xuống, trái, phải và theo đường chéo. Khớp giữa khối xương cổ tay cho phép thực hiện các chuyển động lên xuống và sang hai bên.
- Khớp cổ – ngón tay: Khớp cổ tay của ngón tay cái là các khớp yên ngựa, cho phép ngón tay cái hoạt động tiến lùi và lùi từ bên này sang bên kia. Các khớp cổ tay ở các ngón tay khác là khớp mặt, cho phép các chuyển động lên xuống và từ bên này sang bên kia. Ngoài ra, khớp cổ tay ở ngón út có sự linh hoạt và chuyển động hơn những khác khác.
Mô mềm cổ tay
Ngoài cấu trúc xương phức tạp, cổ tay cũng chứa một mạng lưới các mô mềm, chẳng hạn như dây chằng, gân, dây thần kinh và mạch máu. Các mô mềm này hoạt động với xương và khớp cổ tay, cho phép các chuyển động, cảm giác và nuôi dưỡng bàn tay.
Qua sơ lược về cấu tạo cổ tay, chúng ta có thể thấu rằng cổ tay là một bộ phận “dễ bị tổn thương” bởi tác quá động quá mức. Với việc sử dụng cổ tay nhiều khi chơi cầu lông, các chấn thương là rất dễ xảy ra nếu bạn không có sự khởi động và nắm vững các kỹ thuật chơi cầu. Bên cạnh đó, cách luyện tập cổ tay chơi cầu lông cũng giúp cổ tay của bạn thêm khỏe và có nhiều lực hơn và sử dụng thành thạo những kỹ thuật đánh cầu lông bằng cổ tay hiệu quả
Xem thêm: Cách tính điểm khi chơi cầu lông dễ hiểu cho người mới chơi
Cách luyện cổ tay cầu lông đơn giản nhưng hiệu quả
Như đã nói trên thì cấu tạo cổ tay rất yếu và muốn có được cổ tay khỏe và dẻo thì chúng ta phải trải qua quá trình luyện tập thường xuyên và đúng kỹ thuật. Dưới đây là một cố cách tập cổ tay cầu lông mà bạn có thể tham khảo.
Tập cổ tay bằng vợt lực tập tay
Vợt tập lực tay là gì?
Vợt tập lực tay là loại vợt có hình dáng giống như với vợt cầu lông. Điểm khác biệt đó chính là loại vợt này có trọng lượng nặng hơn nhiều lần. Thậm chí, một số vận động viên còn quấn thêm dây thép hoặc cao su để cây vợt tập lực tay nặng hơn.
Khi dùng cách luyện tập cổ tay chơi cầu lông bằng vợt tập lực, chúng tôi khuyến khích bạn không nên vội vàng tăng trọng lượng của vợt quá sớm, nhất là với những người mới bắt đầu vì sẽ tạo một áp lực lớn lên cổ tay trong khi nó vẫn còn hơi yếu ớt.
Tác dụng của vợt tập lực tay
Vợt tập lực tay sẽ khiến cổ tay mỏi hơn khi sử dụng do cơ bắp phải tải nặng và dùng nhiều lực hơn. Thường xuyên luyện tập vợt tập lực tay sẽ giúp cổ tay khỏe mạnh và linh hoạt hơn khi sử dụng các loại vợt thi đấu tiêu chuẩn.
Nên sử dụng vợt tập lực tay nào?
Có nhiều loại vợt tập lực tay trên thị trường với trọng lượng từ 120g đến 180g. Bạn có thể tham khảo các một số cái tên Fleet Skill Training 01 - nặng 120g, vợt Apacs Traning W180 - nặng 180g
- Tham khảo thêm: Các lưu ý về cách chọn vợt cầu lông cho người mới bắt đầu
Tập cổ tay với tạ
Những bài tập với tạ tay sẽ giúp bạn cổ tay của bạn khỏe và tăng cơ lên nhanh chóng. Một số bài tập mà bạn có thể áp dụng để luyện tập:
- Co cổ tay với tạ đơn: 10 - 12 cái x 4 hiệp
- Co cổ tay ngược với tạ đơn: 10 - 12 cái x 4 hiệp
- Đu xà trong tư thế treo: 15 - 20 giây mỗi lần x 5 lần
- Cuốn tạ đơn hình búa: 12 - 15 cái x 4 hiệp
- Tập với dụng cụ bẻ cổ tay: 15 -20 cái x 4 hiệp
Ngoài ra, có một cách tiết kiệm hơn là nhồi cát vào chai bia rồi xoay hình số 8 mỗi ngày đều đều 100 vòng. Kết quả sau 1 tháng bạn sẽ khiến bạn bất ngờ.
Xem thêm:
Tập cổ tay với bóng Power ball
Bóng Power ball là gì?
Đây thực chất là một loại thiết bị được thiết kể với trục xoay quán tính bên trong. Khi xoay cổ tay, thiết bị bên trong cũng xoay theo quán tính buộc cổ tay phải xoay theo để giữ tốc độ xoay.
Tác dụng của bóng Power ball
Bóng Power ball là phụ kiện yêu thích của nhiều người chơi những môn thể thao liên quan đến cổ tay nhiều như tennis hay bóng rổ. Khi tập với bóng Power ball, cổ tay của bạn sẽ phải hoạt động liên tục để duy trì sự xoay quanh trục ở bên trong. Làm viện này kiên trì sẽ giúp cổ tay khỏe hơn và linh hoạt hơn.
Nên mua bóng Power ball nào?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bóng Power Ball, bạn có thể xem xét và lựa chọn một số sản phẩm như MD buddy 1119, NSD power ball.
Cổ tay là một bộ phận dễ dính chấn thương khi chơi cầu lông. Bạn hoàn toàn có thể hạn chế điều này bởi thực hiện đúng các kỹ thuật khi chơi cầu lông. Bên cạnh đó, bạn cũng hãy cố gắng tăng cường sức mạnh cho cổ tay bằng các cách luyện tập cổ tay chơi cầu lông mà Enlio đã đề cập phía trên. Chúc bạn sớm có một cổ tay dẻo dai và đầy mạnh mẽ!
>>> Đừng bỏ qua: 4 cách giảm đau cổ tay khi chơi cầu lông mà ai cũng nên biết