Cách vẽ sân bóng chuyền và ý nghĩa các đường kẻ vạch trên sân bóng chuyền

12/03/2022 - Tác giả:
Việt Anh
Việt Anh
Bóng chuyền là môn thể thao đồng đội vừa được tổ chức thi đấu trong nước và quốc tế, vừa là bộ môn thể thao phong trào thu hút được nhiều người dân tham gia. Chính vì vậy mà hiện nay cách thi công, vẽ sân bóng chuyền đang được rất nhiều người quan tâm. Ở bài viết chi tiết dưới đây, Enlio sẽ chia sẻ cho bạn đọc thông tin chi tiết về cách vẽ sân bóng chuyền chính xác nhất cũng như ý nghĩa của các vạch kẻ trên sân bóng chuyền.

Kích thước sân bóng chuyền tiêu chuẩn

Theo quy định của liên đoàn bóng chuyền quốc tế (FIVB), kích thước sân bóng chuyền tiêu chuẩn thi đấu có chiều dài 18m và rộng 9m (kích thước được tính từ mép ngoài của các đường biên). Xung quanh sân phải rộng ít nhất 3m về tất cả mọi phía. Các đường kẻ trên sân có độ rộng 5cm và phải có màu sắc khác hẳn với màu nền sân. Các đường kẻ trên sân thi đấu bóng chuyền gồm có:

  • Đường giữa sân là đường chia đôi sân hay còn gọi là đường giới hạn phân giữa khu vực sân của đội này với đội khác.
  • Đường tấn công. Đây là đường kẻ sân cách đường giữa sân về mỗi bên 3m, kéo dài thêm mỗi bên 5 vạch ngắt quãng dài 15cm, cách nhau 20cm và độ dài tổng cộng 1,75m.
  • Đường biên ngang hay còn gọi là đường cuối sân.
  • Đường biên dọc và phần kéo dài biên dọc dài 15cm, cách biên ngang 20cm.

Các khu vực chiến thuật trên sân bóng chuyền

Cụ thể, trên sân thi đấu bóng chuyền, các khu vực chiến thuật bạn cần nắm rõ gồm:

  • Khu vực tấn công hay khu trước ở mỗi bên sân được giới hạn bởi đường tấn công và đường giữa sân.
  • Khu vực phòng thủ hay khu sau ở mỗi bên sân được giới hạn bởi đường tấn công và đường biên ngang.
  • Khu vực phát bóng được giới hạn bởi biên ngang và hai vạch kéo dài của đường biên dọc.
  • Khu thay người được giới hạn bởi hai đường kéo dài của đường tấn công đến bàn thư ký.
  • Khu vực tự do được tính từ các đường biên trở ra ít nhất 3m. Đối với khu tự do của các cuộc thi đấu thế giới tiêu chuẩn FIVB thì chiều rộng tối thiểu phải đạt 5m tính từ đường biên dọc và 8m tính từ đường biên ngang.
  • Khu khởi động. Mỗi góc sân của khu tự do có một khu khởi động có kích thước 3 x 3m. 
  •  Khu phạt. Mỗi bên sân của khu tự do, trên đường kéo dài của đường biên ngang và ở sau ghế ngồi của mỗi đội có một khu phạt có kích thước 1 x 1m. - Khoảng không tự do là khoảng không gian trên khu sân đấu không có vật cản nào tính từ mặt sân trở lên ít nhất 7m

Ý nghĩa các đường kẻ vạch trên sân bóng chuyền

  • Đường giữa sân: Là đường chia đôi sân theo chiều rộng, ngăn cách khu vực thi đấu của hai bên.
  • Đường biên ngang: Còn gọi là đường biên kết thúc, đường cuối sân, là hai đường kẻ cuối sân bóng ở hai bên.
  • Đường biên dọc: Dài 18m, là hai cạnh dài của mặt sân thi đấu hình chữ nhật. 
  • Đường tấn công: Đây là đường kẻ song song với đường giữa sân ở hai bên, cách đường giữa sân về mỗi bên 3m, có thêm các vạch ngắt quãng kéo dài về hai bên với độ dài tổng cộng 5 vạch ngắt quãng là 1,75m.

Cách vẽ sân bóng chuyền tiêu chuẩn thi đấu

Với kích thước sân bóng chuyền tiêu chuẩn ở trên thì bạn đã biết cách vẽ bóng chuyền để tập luyện và thi đấu chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây của chúng tôi nhé. Để kẻ được sân bóng chuyền thì bạn cần chuẩn bị cho mình những thứ sau đây:

  • Một mặt sân phẳng có kích thước nhỏ nhất là 24 x 15m (dài x rộng). Do khoảng trống xung quanh sân ít nhất rộng 3m về tất cả mọi phía.
  • Một thước dây có chiều dài 30 hoặc 50m.
  • Vài cuộn băng dính dán được nền sân.
  • Một xô nước vôi hoặc sơn.
  • Một con lăn sơn loại bé hoặc cây chổi quét sơn loại bé.
  • Tốt nhất nên có 2 người trở lên sẽ dễ làm hơn.

Sau khi đã chuẩn bị xong hết dụng cụ thì bạn đi kẻ sân bóng chuyền theo hướng dẫn chi tiết dưới đây:

  • Trước hết, bạn cần xác định được trọng tâm của mặt phẳng sân, nếu mặt phẳng sân là hình chữ nhật bạn chỉ cần nối hai đường chéo của hai góc hình chữ nhật, chúng cắt nhau ở đâu đó là trọng tâm.
  • Xác định trọng tâm xong, bạn sẽ dựng được đúng kích thước của sân bóng chuyền và cũng xác định được vị trí đặt cột lưới.
  • Tiếp theo các bạn dùng thước đo để vẽ đường giữa sân và đường tấn công như mô hình sân bóng chuyền ở trên.
  • Do độ rộng của vạch kẻ sân lên đến 5cm (khá rộng) nên bạn cần xác định được góc trong và góc ngoài của mỗi đường kẻ, dùng bút hay mực đậm để đánh dấu vị trí của từng góc. Sau đó bạn dùng băng dính, dán vào 2 mép bên của đường và dùng con lăn để lăn sơn hoặc nước vôi đẩy dọc theo.

Cuối cùng, khi sơn đã khô bạn chỉ cần gỡ phần băng dính ra là đã hoàn thành bước vẽ sân bóng chuyền. 

Đơn vị thi công sân thể thao uy tín tại Việt Nam

Là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công sân tennis,lắp đặt thảm sân tennis; thảm sàn cầu lông, sân bóng rổ ngoài trời và trong nhà... ENLIO luôn đặt chất lượng, uy tín lên hàng đầu. Đây cũng chính là lý do trong suốt thời gian qua, chúng tôi đã được rất nhiều khách hàng chọn là đơn vị thi công các công trình thể thao cho các cơ sở, trường học, công viên, khu vui chơi...

ENLIO cam kết thi công đúng tiến tiến độ, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo độ bền sản phẩm theo thời gian.

Nếu quý khách đang có nhu cầu thi công sân tennis ngoài trời, hay các công trình thể thao khác. Hãy liên hệ với ENLIO theo thông tin liên hệ dưới đây để đươc tư vấn và báo giá nhanh nhất!

Địa chỉ: 33NV20A - Khu đô thị Lideco - Trạm Trôi - Hoài Đức - Hà Nội

Hotline: 0946.79.5885


Việt Anh
Việt Anh

Chuyên gia vận hành sân bóng đá và công trình thể thao

0 bình luận, đánh giá về Cách vẽ sân bóng chuyền và ý nghĩa các đường kẻ vạch trên sân bóng chuyền

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.07585 sec| 986.703 kb